trang chủ tin tức xe Tư vấn ô tô Một số chính sách mới đáng chú ý liên quan đến vận tải ô tô từ tháng 2/2024

Một số chính sách mới đáng chú ý liên quan đến vận tải ô tô từ tháng 2/2024

Mức thu phí sử dụng đường bộ theo quy định mới; quy định thay đổi thiết kế xe vẫn được đăng kiểm; thay đổi cách xác định xe quá tải, xe quá khổ… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2024.

 
Một số chính sách đáng chú ý liên quan đến vận tải ôtô bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2024. (Ảnh minh họa: Minh Hiếu/Vietnam+)

Một số chính sách đáng chú ý liên quan đến vận tải ôtô bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2024. (Ảnh minh họa: Minh Hiếu/Vietnam+)

Tương tự nhiều lĩnh vực khác, từ 1/2/2024, nhiều chính sách liên quan đến giao thông vận tải bắt đầu có hiệu lực ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng ôtô. Từ việc thay đổi quy định thu phí sử dụng đường bộ, thay đổi cách xác định xe quá tải, quá khổ đến quy định mới trong việc đăng kiểm xe.

Dưới đây là những chính sách mới liên quan đến ôtô có hiệu lực bắt đầu từ tháng 2/2023, mà những người kinh doanh cũng như sử dụng ôtô cần biết.

Quy định thu phí sử dụng đường bộ

Ngày 13/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Thời gian có hiệu lực bắt đầu từ 1/2/2024.

  Mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ có một số điểm mới theo Nghị định số 90/2023/NĐ-CP. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ có một số điểm mới theo Nghị định số 90/2023/NĐ-CP. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Theo đó, mức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng đối với các loại phương tiện. Cụ thể, đối với xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh áp dụng mức thu 130 nghìn đồng/1 tháng, 3 tháng 390 nghìn đồng, 6 tháng 780 nghìn đồng, 12 tháng 1,560 triệu đồng.

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ áp dụng mức thu là 180 nghìn đồng/tháng, 3 tháng 540 nghìn đồng, 6 tháng 1,080 triệu đòng, 12 tháng 2,160 triệu đồng.

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg sẽ thu 270 nghìn đồng/tháng, 3 tháng 810 nghìn đồng, 6 tháng 1,620 triệu đồng, 1 năm 3,240 triệu đồng.

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg áp dụng mức thu 270 nghìn đồng/tháng, 3 tháng 810 nghìn đồng, 6 tháng 1,620 triệu đồng, 1 năm 3,240 triệu đồng...

Nghị định nêu rõ, mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

Mức thu của 1 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 1 tháng trong Biểu nêu trên.

Thời gian tính phí theo biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x số tháng phải nộp của chu kỳ trước.

Nghị định cũng quy định, nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

Hàng năm, trước ngày 1 tháng 1 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

Ngoài các nội dung trên, nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng, Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp có số phí sử dụng đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.

Hàng tháng, trước ngày 1 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.

Nghị định quy định khi thu phí sử dụng đường bộ, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

Thay đổi cách xác định xe quá tải, xe quá khổ

Cũng từ 1/2, Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 46/2015/TT-BGTVT một số quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ bắt đầu có hiệu lực.

  Thông tư mới quy định lại về quy chuẩn đối với xe quá tải, quá khổ. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Thông tư mới quy định lại về quy chuẩn đối với xe quá tải, quá khổ. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Theo Thông tư 35, xe quá tải trọng của đường bộ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

- Có tổng trọng lượng của xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc biển báo hiệu “Loại xe hạn chế qua cầu” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;

- Có tổng trọng lượng của xe vượt quá quy định về giới hạn tổng trọng lượng của xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc biển báo hiệu "Loại xe hạn chế qua cầu.”

- Có tải trọng trục xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc biển báo hiệu "Tải trọng trục hạn chế qua cầu" tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này.

- Có tải trọng trục xe vượt quá quy định về giới hạn tải trọng trục xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc biển báo hiệu “Tải trọng trục hạn chế qua cầu.”

Nhiều hạng mục cải tạo ôtô được 'cởi trói' khi đăng kiểm

Theo quy định mới Thông tư số 43 của Bộ Giao thông Vận tải, kể từ 15/2, nhiều trường hợp xe ôtô cải tạo vẫn được phép cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định.

  Nhiều quy định mới trong Thông tư số 43 'cởi trói' cho việc thay đổi một số kết cấu xe khi đăng kiểm. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)

Nhiều quy định mới trong Thông tư số 43 'cởi trói' cho việc thay đổi một số kết cấu xe khi đăng kiểm. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải quy định rõ các trường hợp xe cơ giới thay đổi chỉ liên quan đến nội thất và tính tiện nghi, không liên quan đến an toàn thì không coi là cải tạo xe cơ giới. Quy định này "cởi trói" cho những chủ xe cải tiến công năng, nâng cấp trang bị, đồ chơi hay lắp thêm đèn chiếu sáng...

Cụ thể, những trường hợp này gồm: Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao gồm thay đổi vị trí và kích thước cửa); thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng như: Bịt kín hoặc thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng; thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ôtô tải tự đổ; lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ôtô pickup nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe.

Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời; thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (QCVN 35:2017/BGTVT) mà không cần phải gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt; thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn.

Đặc biệt, việc thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe; thay đổi về kiểu dáng một số chi tiết của phần thân vỏ xe như: Lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió; lắp đặt thêm mui gió trên nóc cabin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe cũng không được coi là cải tạo xe cơ giới; đồng thời các trường hợp trên vẫn được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định./.

(Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nhung-chinh-sach-moi-lien-quan-den-oto-co-hieu-luc-tu-thang-22024-post923871.vnp )